Nước ăn chân là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong mùa mưa, lũ, vùng bị ngập nước. Cần trị nước ăn chân đúng cách để tránh những tổn thương da nặng hơn.
<
Y học gọi bệnh “nước ăn chân” là nấm da kẽ chân, thường chủ yếu do các loài vi rút Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum gây ra. Thỉnh thoảng, do loài Epidermophyton Floccosum gây nên.
<
Biểu hiện của bệnh nước ăn chân
<
Bệnh khởi đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ ba và thứ tư. Kẽ ngón chân có hiện tượng bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân… Từ đó bệnh lan sang các kẽ ngón khác, hay lây lan lên mu bàn chân hoặc lòng bàn chân.
<
Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ, bàn chân bị sưng tấy lên, có mủ và vẩy da. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu.
<
Những cách trị nước ăn chân
<
<
Sử dụng phèn chua trị nước ăn chân
<
Phèn chua 20g, 100 g hoàng đằng. Phèn chua rang nóng tán thành bột. Hoàng đằng cũng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch, nút kín. Khi bị “nước ăn chân”, lấy bột này rắc vào các kẽ ngón bị ngứa loét.
<
Sử dụng dấm trị nước ăn chân
<
Dấm không chỉ là một chất phụ gia không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà nó còn được sử dụng như một loại “thần dược” vào nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt người ta đã tìm thấy trong thành phần của dấm có những chất có thể trị nước ăn chân.
<
Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.
<
Sử dụng muối trị nước ăn chân
<
Là một loại gia vị khó có thể vắng mặt trong các món ăn, thêm vào đó, muối còn được sử dụng vào mục đích sát khuẩn vết thương.
<
Không khó chút nào, bạn chỉ cần ngâm chân 15 phút trong một chậu nước ấm có pha lẫn muối. Sau đó lau khô chân và dùng kem trị nước ăn chân thoa vào vùng da bị tổn thương.
<
Để tránh nước “ăn” chân, trước hết phải có nguồn nước sạch để rửa sau mỗi lần lội nước. Đặc biệt buổi tối phải rửa kỹ và lau khô các kẽ chân. Nếu cẩn thận, có thể ngâm chân chừng 10 phút trong nước lá chè (lá già, không dùng để uống), nước lá ổi, vỏ cây ổi, vỏ cây bạch đàn, tràm…
<
Ở nước ta có nhiều loại cây thuốc đã được dùng để trị nước ăn chân cho kết quả tốt. Cách làm như sau:
- Lấy rễ cây táo rừng sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.
- Trầu không giã nát bôi vào kẽ chân.
- Rau răm giã nát bôi vào kẽ chân.
- Ké đầu ngựa (còn gọi là thương nhĩ tử) sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.
<
Cách phòng tránh nước ăn chân
<
- Muốn đề phòng “nước ăn chân”, cần chú ý giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn, phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân.
- Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây sát chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm.
- Nếu gia đình có người bị “nước ăn chân” cần phải cách ly không để lây nấm sang người khác. Lưu ý không đi vớ, đi giày, dép chung với người bệnh.
- Dùng một cục phèn chua ngâm nước cho tan ra để ngâm chân, sau đó lau khô để chống ngứa và sát trùng.
- Nên rửa tay sau khi chạm vào chân, để tránh các loại nhiễm trùng và vi khuẩn có thể lây lan ra những vùng khác trên cơ thể.
Không nên đi giày suốt cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên phơi giày dưới ánh nắng mặt trời để loại trừ những loại vi khuẩn gây bệnh. Thói quen này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị nấm chân cũng như chứng nước ăn chân viếng thăm.
<
Theo Tổng hợp
<