Tranh chấp khi cho người khác mượn đất

Hỏi: Gia đình tôi có mảnh đất dù không có sổ đỏ nhưng có bản Trích lục của địa chính Trung Kì cấp cho ông bà nội tôi khi mua (nay ông bà đã mất).

Năm 1995, gia đình tôi cho người khác mượn mảnh đất đó nhưng không có cam kết hay giấy tờ gì cả. Nay gia đình họ cũng đã có nhà riêng ở chỗ khác nhưng vẫn tiếp tục xây dựng nhà trên đất của chúng tôi.

Tôi đã nhiều lần khiếu nại lên chính quyền địa phương và được trả lời rằng gia đình tôi không còn quyền sở hữu mảnh đất đó nữa mà mảnh đất thuộc về địa phương và họ cho gia đình kia mượn ở.

Vậy tôi xin hỏi địa phương làm vậy có đúng không? Bản Trích lục do Sở địa chính Trung Kì cấp hiện còn giá trị không?

Tôi xin cảm ơn.

ngochai73@…

Trả lời

thuhoidat 3cab
Ảnh minh họa

Trước hết bạn kiểm tra lại xem còn lưu bản trích lục do Sở địa chính Trung Kì cấp hay không để làm chứng cứ chứng minh mảnh đất đó từng thuộc sở hữu của ông nội bạn.

Dựa vào khoản 1 điều 3 thông tư 24/2014/TT_BTNMT:

 “1. Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan”

Theo Điều 7. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

Căn cứ điểm b khoản 1 điều 100 luật đất đai 2013

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

Dựa trên các văn bản trên nếu sổ địa chính vẫn còn hiệu lực thì phải làm sổ đỏ để xác định quyền sở hữu.

 Luật sư Công ty Luật ANT Lawyers

Theo CafeLand

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *