Nhiều người cho rằng, những hoạt động thể chất “vất vả” tại các phòng tập thể dục hoặc tại nhà sẽ phá hoại những nỗ lực giảm cân của họ. Tại sao họ nghĩ vậy?
<
Ngày nay, chúng ta gần như bị cuốn vào “mớ bòng bong” với những bí quyết, cách thức giúp giảm cân, chế độ dinh dưỡng, thể dục… Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mất phương hướng.
<
Nếu bạn cũng đang loay hoay tìm cách giảm cân thì hãy thử tìm hiểu những lý do khiến bạn không thể giảm cân cho dù đã cố gắng hết sức. Theo Tim Crowe – chuyên gia Dinh dưỡng tại Đại học Deakin (Australia) thì rất nhiều người đang mắc sai lầm trong những suy nghĩ liên quan đến tăng cân.
<
Vậy những sai lầm đó là gì? Bạn hãy cùng xem nhé.
<
Ảnh minh họa<
1. Tập thể dục làm cho bạn ăn nhiều hơn và tăng cân
<
Nhiều người cho rằng, những hoạt động thể chất “vất vả” tại các phòng tập thể dục hoặc tại nhà sẽ phá hoại những nỗ lực giảm cân của họ. Tại sao họ nghĩ vậy? Đó là bởi vì họ cho rằng, sau khi tập luyện vất vả, họ sẽ ăn nhiều hơn và thay vì giảm cân họ lại tăng cân.
<
Nhưng thực tế không phải vậy. Tim nói: “Mỗi lần tập thể dục có thể giúp đỡ ít nhiều trong việc chuyển đổi mỡ thừa thành năng lượng và tiêu thụ chúng. Điều này giúp bạn vừa lấy được vóc dáng khỏe khoắn lại giảm thiểu tình trạng tích tụ mỡ thừa”. Theo nhiều nghiên cứu, tập thể dục là cách tốt nhất để giảm mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, cường độ tập thể dục phải phù hợp với sức khỏe của bạn và phải kết hợp với cách ăn uống lành mạnh.
<
2. Thực phẩm không chứa calo giúp đốt cháy nhiều calo hơn
<
“Có thật là có những loại thực phẩm không chứa calo?”, Tim nói. Theo ông, ngay cả cần tây là loại thực phẩm chứa 95% là nước thì nó vẫn chứa một lượng nhỏ calo từ carbohydrate. Vì vậy, khi lựa chọn các thực phẩm “không chứa calo” như thế này, bạn chỉ có thể nói: lượng calo vào cơ thể giảm đi so với nhóm thực phẩm chứa nhiều calo khác chứ chúng không có tác dụng đốt cháy lượng calo trong cơ thể.
<
Tuy nhiên, nếu vì mục đích giảm cân mà bạn liên tục chọn những thực phẩm chứa rất ít calo thì có thể trong thời gian dài sẽ dẫn tới mất hết năng lượng, suy kiệt sức khỏe, đột quỵ… Kết quả là, có thể bạn sẽ giảm cân một chút nhưng kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do cơ thể cơ không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
<
Ảnh minh họa
<
3. Trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chạp khiến cho bạn tăng cân
<
Sự trao đổi chất là quá trình mà cơ thể bạn chuyển đổi những gì bạn ăn uống thành năng lượng. Ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hay ngủ, cơ thể bạn vẫn cần năng lượng để thở, tuần hoàn máu và sửa chữa các tế bào bị hư hại.
<
Nhiều người tin rằng, họ thừa cân là do cơ thể gặp trục trặc với việc chuyển hóa calo, thậm chí cơ thể không thể đốt cháy calo mà họ đã hấp thụ. Thực tế không hẳn vậy, trong nhiều trường hợp, sở dĩ họ tăng cân là do lượng calo hấp thụ vào cơ thể cao hơn lượng calo họ đã đốt cháy. Ngay cả những người thường xuyên vận động, thể dục nhưng nếu vẫn ăn quá nhiều thì cũng có thể gặp khó khăn trong việc giảm cân vì lượng calo không được tiêu hóa hết, tích tụ lại thành mỡ thừa và khó bị đốt cháy hơn các loại calo khác.
<
4. Ăn chậm giúp tránh tăng cân
<
Nhiều người quan niệm rằng ăn chậm thì sẽ ăn ít hơn. Điều này thực tế không hoàn toàn chính xác. Một cuộc khảo sát cho thấy: khi ăn cùng với gia đình và bạn bè thân thiết, chúng ta thường ăn nhiều hơn 40 – 70% calo so với ăn một mình. Đó là vì khi ăn cùng bạn bè, với tâm trạng thoải mái, bạn sẽ ăn chậm, vừa ăn vừa chuyện trò… kết quả là bạn sẽ ăn lâu hơn và ăn nhiều hơn.
<
Nếu muốn giảm cân, bạn nên nhai chậm để dạ dày có đủ thời gian phát tín hiệu đến não, cảnh báo cho não biết tình trạng no và dừng ăn khi cần thiết.
<
Theo Tri Thức Trẻ