p align=”left”>Phụ nữ sau đẻ muốn có nhiều sữa nên lấy hạt bo bo (ý dĩ) sao vàng 30 g, lá cây sung tật 20 g, móng giò lợn 1 cái, gạo nếp vừa đủ, nấu cháo ăn hàng ngày. Không dùng hạt bo bo sống (chưa sao) vì sẽ gây mất sữa.
Cây bo bo còn có tên là ý dĩ, ý dĩ nhân, ý mễ, lục cốc tử, mễ nhân; miền Nam gọi là cườm gạo; là cây thảo sống lâu năm, mọc hoang hoặc được trồng lấy hạt làm thuốc và lương thực.
Theo Đông y, ý dĩ vị ngọt nhạt, có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, thanh nhiệt, bổ phổi, trừ mủ; thường dùng chữa viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột thừa, viêm ruột mạn tính, bạch đới, khí hư, phù thũng, tê thấp, ung thư phổi và dạ dày, áp xe phổi…
Tác dụng của bo bo tùy thuộc cách bào chế: dùng sống thì thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt; sao vàng thì tính bình, bổ tỳ vị, ngừng tả lỵ, chữa phù thũng, tê thấp, phụ nữ bạch đới…
Một số bài thuốc:
– Ung thư phổi, dạ dày, đại tràng: Hạt bo bo sao vàng 100 g. Sắc uống ngày một thang.
– Ung thư dạ dày: Hạt bo bo sao vàng, tán bột, ngày uống 40 g.
– Trẻ em rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, đái đục: Hạt bo bo 12 g, hoài sơn đồ sao 10 g tán bột, cho ăn mỗi lần 6-7 g hòa với nước cơm, ngày ăn 2-3 lần.
– Tiêu chảy mạn tính: Hạt bo bo sao vàng 50 g, hạt sen sao vàng 40 g, sa nhân 5 g. Tất cả đem tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần với nước cơm, mỗi lần 10-15 g.
– Phụ nữ khí hư, bạch đới: Hạt bo bo sao vàng 20 g, rễ cây bấn trắng 20 g sao vàng. Sắc uống ngày một thang.
– Tê thấp, đau lưng, mỏi khớp: Hạt bo bo sao vàng 30 g; thổ phục linh, cẩu tích, tỳ giải đều 20 g. Sắc uống ngày một thang.
– Phù nề, đái đục: Rễ cây bo bo, tỳ giải, thổ phục linh, hạt cây mã đề (xa tiền tử) đều 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống