h1>
<
Khi tâm trạng căng thẳng, lo lắng, buồn phiền gây ức chế thần kinh khiến số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột bị giảm làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đưởng ruột dẫn đến việc sản xuất các enzym, vitamin bị giảm gây suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến nhiệt miệng.
<
Nhiệt miệng là một bệnh lý viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
<
Biểu hiện của bệnh: Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, rất đau và khó chịu làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
<
<
Các nguyên nhân chính của nhiệt miệng:
<
– Virut thường do virut Herpes gây ra.
<
– Do viêm ruột hoặc rối loạn miễn dịch gây ra.
<
– Thiếu vitamin và khoáng chất: Một số vết loét nhiệt miệng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu một số loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B12, Sắt, Kẽm, Folate…
<
– Stress: Khi tâm trạng căng thẳng, lo lắng, buồn phiền gây ức chế thần kinh khiến số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột bị giảm làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đưởng ruột dẫn đến việc sản xuất các enzym, vitamin bị giảm gây suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến nhiệt miệng.
<
<
Làm sao để không bị nhiệt miệng?
<
Để ngăn ngừa nhiệt miệng bạn không nên ăn những đồ ăn cay nóng và luôn giữ cho răng miệng sạch sẽ. Hãy giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái tránh những căng thẳng mệt mỏi. Bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe hơn.
<
Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, công việc đầy áp lực và căng thẳng liệu bạn có chuẩn bị cho mình những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh? Theo số liệu khảo sát đầu năm 2013 của Viện Dinh Dưỡng công bố, có đến 50% người Việt Nam thiếu các vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bữa ăn của người Việt ngày nay không đáp ứng được tiêu chuẩn là phải có ít nhất 15 loại thực phẩm khác nhau đến từ 4 nhóm thực phẩm.
<
Theo Tri Thức Trẻ