Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 500.000 trường hợp ung thư cổ tử cung mới mắc và 250.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này trên toàn cầu.
<
<
Ung thư cổ tử cung là một trong hai dạng ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy bệnh này rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nhưng cũng có thể phòng tránh được nếu biết cách.
<
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung bao gồm:
<
Nhiễm trùng cổ tử cung bởi virus human papilloma (HPV), quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với nhiều người, hút thuốc lá, suy giảm hệ thống miễn dịch, sinh nở nhiều lần, quan hệ tình dục không dùng bao cao su…
<
Để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư cổ tử cung bạn cần thực thực hiện những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung sau:
<
Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng
<
<
Hãy ăn nhiều các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa cao, ví dụ như các nhóm vitamin A, C, E và canxi… để bảo vệ các tế bào ở cổ tử cung khỏi bị các gốc tự do làm ảnh hưởng, phòng ngừa ung thư. Một số loại thực phẩm có khả năng chống ung thư, vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do làm thúc đẩy sự phát triển ung thư cổ tử cung như:
- Dâu tây: loại quả có chứa các chất ngăn chặn tế bào ung thư rất tốt.
- Sô cô la: rất tốt cho sức khỏe, chứa chất catechin, có tác dụng phòng bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.
- Gừng và nghệ: có chứa thành phần curcumin có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Trà xanh: chống lại tế bào ung thư.
- Rau cải: chứa nhiều thành phần dinolylmethane, sulforaphane và element selenium là các thành phần chống lại quá trình ung thư và biến đổi tế bào trong cơ thể.
<
Tránh hút thuốc, uống nhiều rượu để giảm nguy cơ làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể. Tình trạng nhiễm HPV kéo dài lâu hơn ở những phụ nữ hút thuốc, uống rượu. Điều này làm tăng rủi ro mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
<
Khám phụ khoa định kỳ và tầm soát ung thư cổ tử cung theo quy định
<
<
Khám phụ khoa hàng năm là điều cần thiết đối với bất kì chị em nào. Nó giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cơ quan sinh sản. Ngoài ra, xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là việc cần làm để phát hiện các tế bào ung thư ở cổ tử cung ngay ở giai đoạn sớm. Xét nghiệm Pap vẫn cần duy trì cho tất cả các phụ nữ, ngay cả đối với những phụ nữ đã được tiêm ngừa vắc xin HPV.
<
Bạn nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm Pap bắt đầu từ tuổi 21, hoặc trong vòng 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên ngay cả đối với người nhỏ hơn 21 tuổi. Thời điểm ngưng không thực hiện xét nghiệm Pap là 70 tuổi.
<
Chủng ngừa HPV
<
Cách này giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách ngăn ngừa nhiễm các chủng vi rút HPV gây ung thư phổ biến nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 9-10 đến 25-26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.
<
Việc chủng ngừa nên được thực hiện càng sớm càng tốt để giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV. Những bạn gái đã chủng ngừa, khi bắt đầu có quan hệ tình dục vẫn cần đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP smear định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa.
<
Chung thủy, một vợ một chồng
<
<
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, phụ nữ có đời sống tình dục thoải mái quá mức với số lượng bạn tình nhiều hơn một người đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn những người chung thủy với chế độ một vợ một chồng.
<
Ngoài ra, bạn hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc đi khám khi thấy có những dấu hiệu lạ ở cơ quan sinh sản, ví dụ như thay đổi ở kinh nguyệt, dịch âm đạo… để phòng bệnh tốt nhất nhé.
<
Theo Tổng hợp
<