Hãy nhớ là, kinh nguyệt có thể xuất hiện sớm hơn bạn nghĩ. Vì thế ngay khi ngực của con bạn bắt đầu phát triển, hai mẹ con nên thảo luận đầy đủ với nhau về chủ đề kinh nguyệt. Nếu bạn không có đủ hiểu biết để chuyện trò với con bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, trao đổi, trò chuyện với bé.
<
Đến tuổi dậy thì, bé gái sẽ trải qua những thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Chính vì vậy bố mẹ cần chăm sóc kỹ con gái trong giai đoạn này nhé.
<
Tuổi dậy thì là thời điểm thích hợp để các bậc cha mẹ bằng hiểu biết, tình yêu thương, sự gần gũi để trò chuyện với con về giới tính. Cởi mở nói chuyện với chúng bằng những câu chuyện từ chính cuộc đời của mình cùng với những gì bản thân đã trải qua trong thời kỳ đó. Đây chính là bước đầu để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, mỗi khi con bạn đã muốn trò chuyện với bạn về chuyện “thầm kín” nhất, thì những vấn đề khác chúng cũng sẽ không ngần ngại nói ra.
<
Đừng ngần ngại, hãy trao đổi với con bằng ngôn ngữ khoa học để lý giải những tò mò cho bé về những vấn đề liên quan đến giới tính để “vẽ đường cho hươu chạy đúng” nhé:
<
Sự phát triển của ngực
<
Hầu hết người ta sẽ nhận ra một cô bé đang bước vào giai đoạn dậy thì thông qua sự phát triển của ngực. Khi ngực mới phát triển, có thể có hiện tượng một bên ngực có kích thước lớn hơn ngực bên kia. Nhưng dần dần nó sẽ phát triển đều hơn hoặc khó nhận ra sự “lệch” này.
<
<
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì mẹ cần chăm chút cho bé nhiều hơn
<
Khi ngực đã to ra các cô bé cần mặc áo nịt. Một số cô bé thấy phấn khích khi lần đầu được mặc áo nịt ngực, đây là bước đi đầu tiên để trở thành một người phụ nữ. Tuy nhiên không ít các cô bé khác lại cảm thấy bối rối, đặc biệt nếu chúng nằm trong số những cô bé đầu tiên của một nhóm bạn mặc áo nịt. Hãy luôn thông cảm và cư xử thật tế nhị trước các nhu cầu và phản ứng của bé để bé không cảm thấy đây là một sự khó chịu nhé.
<
Đối phó với vấn đề “vi-ô-lông”
<
Lông mềm sẽ bắt đầu mọc trên một số vùng như tay, chân, nách, vùng mu. Nhiều cô bé sẽ cảm thấy sợ hãi vì sự xuất hiện của những sợi lông như thế này. Chúng cũng sẽ thắc mắc không biết có nên cạo chúng đi hay không. Bố mẹ sẽ phải giải thích và tư vấn để trẻ hiểu chuyện.
<
Hãy giải thích cho bé về những thay đổi trong cơ thể
<
Những sợi lông này không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thậm chí có tác dụng bảo vệ như phần lông mu ở vùng kín. Chính vì vậy bé có thể cạo đi hoặc không tùy nhu cầu cá nhân. Nếu bé quyết định cạo, bạn phải dạy bé cách sử dụng nước ấm, xà phòng và dao cạo sạch dùng riêng cho phụ nữ.
<
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên
<
Nhiều lo lắng về tuổi dậy thì tập trung vào hiện tượng kinh nguyệt. Hãy dành thời gian giúp con gái chuẩn bị cho lần đầu có kinh. Không được để cô bé thấy sợ hãi khi lần đầu thấy kinh nguyệt, hoặc để bé rơi vào tình trạng không biết điều gì đang xảy ra hoặc tại sao nó lại xảy ra.
<
Bé có thể sẽ lo lắng, sợ hãi khi kinh nguyệt ghé thăm và mẹ cần giải thích để bé biết
<
Hãy nhớ là, kinh nguyệt có thể xuất hiện sớm hơn bạn nghĩ. Vì thế ngay khi ngực của con bạn bắt đầu phát triển, hai mẹ con nên thảo luận đầy đủ với nhau về chủ đề kinh nguyệt. Nếu bạn không có đủ hiểu biết để chuyện trò với con bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, trao đổi, trò chuyện với bé.
<
Dạy bé chăm sóc vùng “tam giác vàng”
<
Khác với vệ sinh vùng kín trước đây, khi con còn nhỏ, lứa tuổi dậy thì cần có những quy tắc rất riêng mà bé không thể tự mình khám phá ra nếu không có sự dẫn dắt của người mẹ.
<
– Nguyệt san xuất hiện chứng tỏ con gái của bạn đã lớn, hãy cư xử và chỉ bảo con như với một người lớn thực sự. Bản chất kinh nguyệt không bẩn mà chỉ để lại cảm giác khó chịu thôi, vì thế, đừng “tiêm” vào đầu con rằng kinh nguyệt bẩn, phải rửa liên tục.
<
– Thực ra, chỉ cần thay băng vệ sinh sau mỗi 3 tiếng và mỗi lần như vậy lại vệ sinh và rửa nhẹ nhàng là bé sẽ được sạch sẽ.
<
– Chỉ dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín, tuổi dậy thì nhạy cảm, chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axit trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.
Mẹ cũng cần dạy bé cách chăm sóc vùng kín khi bé bước vào tuổi dậy thì
<
– Cũng cần nhắc nhở con về các loại bệnh liên quan đến vùng kín như bị viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để bé biết và phòng tránh.
<
– Đau bụng khi có kinh nguyệt là hiện tượng bình thường, hầu như bé nào cũng gặp phải nên hãy trấn an con ngay từ đầu về dấu hiệu này.
<
– Nếu những ngày không có kinh nguyệt, hãy khuyên con vệ sinh vùng kín khoảng 2 lần/ngày.
<
Nói cho con gái về những chuyện tế nhị
<
Có rất nhiều chuyện tế nhị bạn cần nói cho con gái biết khi bé bước vào tuổi dậy thì, ví dụ như:
<
– Biện pháp tránh thai: Khi con bạn bắt đầu được học về cấu tạo cơ thể con người, quá trình hình thành thai nhi, bạn nên chỉ cho con về việc “tạo thành em bé” và biện pháp tránh thai. Đừng bao giờ nghĩ còn quá sớm để nói đến những điều đó. Hãy dạy bé ngay từ khi bé bước vào tuổi dậy thì vì đó là những kiến thức cần thiết cho bé.
<
– Phá thai: Con của bạn có thể nghe điều này từ tivi, đọc từ báo chí hoặc trong câu chuyện của bạn bè. Hãy cởi mở nếu con hỏi bạn về việc này, vì điều đó chứng tỏ bé tin tưởng bạn. Bạn có thể chọn thời điểm thích hợp để nói với con và nên dùng những ngôn từ mang tính khoa học, chuyên ngành để bé tin tưởng và cảm thấy nghiêm túc.
Hãy trang bị cho bé những kiến thức cần thiết để “vẽ đường cho hươu chạy đúng” nhé
<
– Quan hệ tình dục: Chắc chắn không cha mẹ nào muốn nói về chuyện này. Nhưng đó là sự tò mò mà đứa trẻ nào cũng muốn biết. Chưa kể đến chuyện có quá nhiều hình ảnh, phim, sách, báo liên quan đến chuyện đó. Bạn nên nói cho bé để bé bớt phần tò mò, điều đó tốt hơn nhiều so với việc cấm đoán khiến bé tự đi tìm hiểu ở nơi khác.
<
– Tình yêu: Chắc chắn bé sẽ cảm mến một người nào đó ở độ tuổi “ẩm ương” này. Đó hoàn toàn là chuyện bình thường, bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể kể cho bé nghe về mối tình đầu của bạn để tạo sự gần gũi, từ đó bé sẽ tin tưởng và chăm kể chuyện của bản thân mình cho mẹ nghe hơn.
<
Theo Webphunu
<