Nếu bé nhà bạn không được ăn uống đầy đủ, bé sẽ thiếu các loại vitamin và khoáng chất, chất oxy hóa – cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Vì thế, khuyến khích bé ăn uống đa dạng giúp chống lại cảm và nhiễm trùng.
<
Ngoài rau quả, thịt nạc, bé cần được bổ sung cá, các cây họ đậu. Sữa hoặc thực phẩm đóng gói giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé cũng là những thứ không nên bỏ qua. Hãy cùng xem những triệu chứng sau đây sẽ được thực phẩm “điều trị” như thế nào nhé!
<
Nước mũi màu xanh lá cây
<
Nước mũi màu xanh lá là dấu hiệu có nhiễm trùng do vi khuẩn mà cơ thể bé đang tìm cách đấu tranh. Dâu tây, quả việt quất và những quả khác giàu chất chống oxy hóa nên cũng có khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
<
Trong mùa đông, nếu bảo quản quả đông lạnh thì cần rã đông hoặc xay thành hỗn hợp sinh tố cho bé, chẳng hạn sinh tố mãng cầu. Cho bé ăn thêm rau quả màu vàng, màu cam như bí đỏ, carrot, khoai lang, ớt ngọt, xoài, dứa… Vì những thực phẩm này giàu vitamin A và caroten giúp duy trì sức khỏe và tạo ra những màng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Có thể cho bé ăn soup bí đỏ, soup khoai tây…
<
<
Bệnh về đường ruột
<
Tiêu chảy hay đau bụng có thể gặp ở bé trong mùa đông. Tiêu chảy có thể làm giảm khả năng tiêu hóa lactose (đường có trong sữa) của cơ thể. Vì thế, nên tạm thời ngừng cho bé ăn kem, trứng… một vài ngày cho đến khi bé ngừng tiêu chảy. Bạn cũng có thể thay thế sữa bằng sữa công thức dành cho bé tiêu chảy (sữa gốc đậu nành và không có lactose).
<
Ho, cảm lạnh và sốt
<
Bé bị cảm sốt đều cần được bổ sung nước như soup, nước luộc rau, rau xanh, quả tươi để không bị mất nước. Thịt nạc là nguồn giàu kẽm, sắt và protein, cung cấp dinh dưỡng quan trọng để bé duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, thịt gà, cá trứng và đậu cũng giúp tăng sức khỏe, nhất là khi đang sốt.
<
Ốm khiến bé lười ăn và vì thế, có thể gây sụt cân. Bạn có thể cho bé ăn cháo thịt với các loại rau; soup thịt gà hay cháo trứng. Có thể cho bé ăn bánh mỳ nướng với bơ hoặc trứng, nếu bé thích. Ngoài ra, sữa chua trộn với hoa quả cũng giúp bé dễ tiêu hóa lại tăng cường hệ miễn dịch.
<
Nôn
<
Nếu nôn ở bé không phải do một loại bệnh thì gừng có thể giúp bé hạn chế nôn. Bạn có thể thêm ít gừng tươi khi chế biến thịt bò, ít gừng khi xào rau, gừng cho món hầm, bánh gừng hay kẹo gừng… sẽ hữu ích cho những bé bị nôn khi trời lạnh.
<
<
Thở khò khè và hen suyễn
<
Một số nghiên cứu cho thấy, thực phẩm chứa chất bảo quản có thể kích thích hô hấp ở một số bé mắc hen suyễn. Các chất bảo quản thường được tìm thấy trong nhiều loại quả sấy khô, nước quả và những loại thịt được bảo quản như xúc xích. Hãy đọc nhãn hàng để xem xét chất bảo quản có bên trong.
<
Tỏi giúp ngừa bệnh tái phát
<
Mặc dù cảm, sốt, ho… ở nhiều bé không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khả năng tái bệnh lại cao. Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nêm tỏi vào chế độ ăn cho bé. Tỏi giàu allicin (một chất kháng virus, chống nấm, chống vi khuẩn) giúp tăng hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh tái phát.
<
Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không được dùng nước ép tỏi để nhỏ vào mũi bé như một số mẹo chữa bệnh dân gian nhé!
<
Theo Trí Thức Trẻ