Lá giang, cây thuốc dân gian chữa đầy bụng không tiêu

Đông y cho rằng, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ khát. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. <

Cây lá giang, hay giang chua, chua méo, dây dang còn gọi là dây đực, dây cao su hồng. Tên tiếng Anh là Sour-soup creeper hay River-leaf creeper. Tên khoa học Aganonerion polymorphum Pierre, 1906 (danh pháp hai phần: Aganonerion polymorphum), là một loài cây thuộc họ La bố ma (Apocynaceae) có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và được sử dụng trong y học và làm thực phẩm. <

Đây là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á, lá được dùng để nấu canh chua. Loài cây này phân bố ở Hồng Kông, Lào, Campuchia và Việt Nam. <

la giang Lá giang, cây thuốc dân gian chữa đầy bụng không tiêu <

Ở Việt Nam, cây mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Trung và vùng ĐBSCL. Ở Nam bộ cây lá giang thường mọc hoang ven sông, rạch, trong vườn cây, được dùng làm rau và làm thuốc. Hiện nay cây lá giang được trồng chuyên làm nguồn rau sạch đặc sản ở một số hộ nông dân. Người dân Nam bộ dùng để nấu canh chua, chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò…. Canh chua lá giang là một món ăn ngon bổ. <

Đông y cho rằng, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ khát. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. <

Cây lá giang là cây thuốc dân gian, dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da. Dùng làm thực phẩm có vị chua khi chế biến các món ăn (cá, thịt). <

Thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy… <

Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy có độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm. Bộ phận dùng làm thuốc thân, rễ và lá. <

Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây lá giang <

* Chữa viêm đường tiết niệu và có sỏi: Thân lá giang (hoặc lá) 100 – 200g. Sắc uống nhiều lần trong ngày (theo Y học cổ truyền Việt Nam) hoặc thân lá giang 10 – 20g. Hãm uống thay trà. <

* Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: Lá giang 30 – 50g. Sắc uống. Đơn thuốc này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu. <

* Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: Rễ hoặc lá 20 – 40g. Sắc uống; thường kết hợp với một số vị thuốc trị đau khác. <

* Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: Lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương. <

* Cá chuồn nấu lá giang (công dụng bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt; phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt): Cá chuồn 3 – 5 con, lá giang 100g. Cá chuồn bỏ vảy, chặt vây, cắt làm 2 – 3 khúc; lá giang rửa sạch, vò giập. Nước đun sôi, cho cá vào, sau đó cho lá giang và bột canh (muối, mì chính), có thể thêm nắm gạo làm tăng phần đậm đặc của nồi canh. Khi bắc ra cho thêm trái ớt đập giập. <

* Chữa viêm bàng quang bằng canh gà lá giang (công dụng thanh nhiệt giải độc dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể): Gà 600g, lá giang 100g, gia vị vừa đủ. Gà rửa sạch, để ráo chặt miếng; lá giang bánh tẻ rửa sạch. <

Cho thịt gà cùng 1 lít nước, đun sôi, vớt bọt, thêm mắm và gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn. <

Theo Nông Nghiệp <

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *