Là một người nội trợ, bạn luôn mong muốn đem lại cho gia đình mình những bữa cơm ngon miệng.”Cơm không rau như đau không thuốc”, bởi lẽ đó, rau xanh rất quan trọng.
<
Rau xanh cung cấp các vitamin, chất khoáng, protein, đường, vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng đồng hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, tăng khẩu vị để ăn ngon miệng các món ăn khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đếnsức khỏecon người.
<
Là một người nội trợ, bạn luôn mong muốn đem lại cho gia đình mình những bữa cơm ngon miệng.”Cơm không rau như đau không thuốc”, bởi lẽ đó, rau xanh rất quan trọng.
<
Phân biệt rau an toàn và rau sạch
<
Vấn đề cơ bản nhất, rau sạch (rau hữu cơ) được hiểu là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên: không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản.
<
Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.
<
Khái niệm “rau an toàn” được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: dư lượng thuốc hóa học; số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng; dư lượng đạm nitrat (NO3); dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…)
<
Mùi vị, so với rau an toàn thì rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài, còn rau an toàn sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học. Tuy nhiên, màu sắc của rau hữu cơ không đẹp mắt, đồng đều như rau an toàn.
<
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rau xanh không an toàn là do người sản xuất chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng đã được khuyến cáo, tập huấn (nhất là về bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh), rau nhiễm khuẩn trong quá trình thu hoạch, bảo quản, lưu thông phân phối. Ảnh minh họa
<
Nhận biết rau xanh an toàn
<
Tất cả các hiện tượng bất thường như rau non, xanh, quá đẹp, đẹp không bình thường là dễ có hóa chất bảo vệ thực vật. Ảnh minh họa
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng. Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”. Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.
Quy trình trồng rau an toàn vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại nằm trong danh mục cho phép, dùng đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly. Do đó, rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, tuy không đến mức láng mượt như rau không sạch. Vì vậy, ngoài việc phân biệt bằng mắt còn cần tìm đến những điểm bán rau an toàn có giấy phép.
Ngoài ra, các bạn không nên mua rau củ trái vụ vì cây trái mùa năng suất thấp, dễ sâu bệnh, khiến người trồng sử dụng thuốc kích thích và trừ sâu với hàm lượng lớn hơn.
<
Dưới đây là kinh nghiệm chọn một số loại rau an toàn:
<
Rau muống
<
Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.
<
Bắp cải
<
Bắp cải đầu mùa thường có vào khoảng tháng 11, bạn nên chọn những cây bắp cải lá cuộn chặt, lá dày đầu và khép kín, không xòe, cuống nhỏ, nặng tay, không bơm nước, nên cắt đôi bắp cải để kiểm tra trước khi mua.
<
Rau ngót
<
Mùa rau ngót bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Nên tránh những bó rau ngót có lá quá non, to, mỏng, mà chọn những bó có lá dày vừa phải, sẫm màu.
<
Mướp đắng
<
Những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.
<
Rau cải
<
Non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh và đều tăm tắp thì đó là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.
<
Đậu cô ve
<
Những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.
<
Giá đỗ
<
Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.
<
Rau cần
<
Không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và cũng dễ bị độc hại khi ăn.
<
Cà chua
<
Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.
<
Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô)
<
Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí mầu xanh nhạt, lá mầu xanh đen… là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.
<
Ngâm muối phải đúng cách
<
Việc rửa rau sao cho sạch cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Khi sử dụng, bước đầu tiên là sơ chế rau, sau đó để ra rổ có lỗ thủng xối thật mạnh dưới vòi nước cho hết trứng giun, đất, rệp.
<
Nếu không muốn rau không bị nát thì khi rửa có thể cho rau vào rổ và nhúng vào chậu nước chảy, nâng lên nâng xuống nhiều lần cho sạch đất bẩn, trứng giun và cũng là cách để làm loãng, tan bớt tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nếu có. Sau đó mới rửa sạch từng nhúm rau dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng, tránh cho rau bị dập nát sẽ mất vitamin.
<
Sau khi rửa sạch thì ngâm 3 – 5 phút trong nước muối hòa theo tỷ lệ nửa kg muối với 200 lít nước (nước ấm 400 thì càng tốt). Hoặc có thể pha sẵn nước muối bão hòa để khi ngâm rau thì pha với nước ấm, tỷ lệ 1 – 3 hoặc 1 – 5 tùy loại rau để ngâm trong khoảng 3 – 5 phút.
<
Theo Webphunu
<