Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
<
Dưới đây là những sai lầm bạn cần lưu ý khi ăn rau:
<
Thường xuyên ăn salad và rau sống
<
Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.
<
Ăn cà chua trước bữa ăn
<
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…
<
<
Ảnh minh họa
<
Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
<
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
<
Tiêu thụ quá nhiều rau củ chứa carotene
<
Mặc dù chất carotene rất bổ dưỡng và đặc biệt có lợi cho thị giác, nhưng bạn cũng nên chú ý ăn ở mức vừa phải. Trẻ nhỏ ăn quá nhiều những loại nước ép rau quả như cà rốt hay cà chua đều có thể gây triệu chứng tăng lipid máu, da mặt và da tay chuyển sang vàng cam, ngoài ra còn xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, tinh thần không ổn định, bồn chồn, thậm chí ngủ không say, còn kèm theo nỗi sợ hãi ban đêm, khóc đêm, nói mơ…
<
Quan niệm truyền thống cho rằng, bổ sung carotene không chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể, mà còn có tác dụng chống ung thư. Nhưng nhiều kết quả thử nghiệm gần đây phát hiện, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi của một nhóm người uống β-carotene không những không giảm mà còn cao hơn 28% so với người bình thường.
<
Các nhà dinh dưỡng phân tích, bổ sung carotene vừa phải (5mg/ngày) có tác dụng ức chế khối u, còn nạp quá nhiều carotene có thể cản trở vitamin A kết hợp với carotene, từ đó ngăn cản việc chuyển đổi của các gen ức chế khối u, như vậy càng phản tác dụng. Do đó, cơ thể cần bổ sung vừa đủ carotene, không thể lạm dụng quá nhiều, bình thường chỉ cần nạp thực phẩm tự nhiên giàu β-carotene, như cà rốt, tỏi tây, lá trà…
<
Ăn mướp đắng sống
<
Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
<
Ăn quá nhiều rau bina
<
Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.
<
<
Ảnh minh họa
<
Ăn nhiều giá đỗ sống
<
Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
<
Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
<
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
<
Nấu rau quá kỹ
<
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
<
Theo Tri Thức Trẻ