Sốt xuất huyết – những dấu hiệu nguy hiểm

Xuất huyết thường xảy ra khi bệnh nhân bắt đầu hết sốt nên cần chú ý dự phòng ở thời điểm này. Khi đang sốt cao, đột ngột hạ thân nhiệt xuống dưới 37oC là một dấu hiệu không tốt cho người bệnh. <

Sốt xuất huyết là một bệnh rất thường gặp ở nước ta và trong nhiều trường hợp bệnh diễn biến nặng hết sức khó lường. Vì vậy, việc sớm phát hiện những dấu hiệu báo trước nguy cơ tiến triển xấu ở bệnh nhân sốt xuất huyết là điều hết sức cần thiết.Virut Dengue và sốt xuất huyếtVirut Dengue là loại virut lây bệnh cho người do muỗi truyền phổ biến nhất hiện nay. Virut Dengue lây truyền từ người này sang người khác thông qua một loại muỗi có tên là Aedes Aegypti. Khi muỗi cái loại này hút máu người đang bị nhiễm virus Dengue, virut sẽ vào cơ thể muỗi và nhân lên trong vòng 8 – 10 ngày. Sau đó, nếu muỗi tiếp tục đốt người khác sẽ truyền virut cho người đó.

sot1 Sốt xuất huyết   những dấu hiệu nguy hiểm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 50 – 100 triệu người trên toàn thế giới bị sốt xuất huyết (SXH) và hiện bệnh đã trở thành dịch ở hơn 100 quốc gia khu vực châu Phi, châu Mỹ, vùng Địa Trung Hải, Đông Nam Á… với sự gia tăng cả về số lượng ca mắc, số lượng loại virut bị nhiễm và mức độ nặng của bệnh.Sốt do virut Dengue gây ra gồm hai loại: Loại sốt thường (Dengue cổ điển) xảy ra ở người mới bị nhiễm virut lần đầu, chưa có kháng thể kháng virut hoặc có nhưng còn yếu. Biểu hiện lâm sàng của thể này thường nhẹ và khỏi hoàn toàn sau 4 – 7 ngày. Loại thứ hai là SHX hay Dengue xuất huyết. SXH xảy ra ở người đã có miễn dịch kháng Dengue do đã bị nhiễm Dengue trước đó hoặc có miễn dịch do mẹ truyền cho con. Loại này thường diễn biến nặng với nhiều trường hợp có sốc và tử vong.Hiện nay, người ta cho rằng cơ chế bệnh sinh chủ yếu của SXH là do hàng loạt các phản ứng kháng nguyên – kháng thể xảy ra sau khi virut xâm nhập cơ thể (ở người đã có miễn dịch trước đó). Những phản ứng này gây ra hiện tượng dãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, xuất huyết, thoát huyết tương, rối loạn đông máu… dẫn đến bệnh cảnh nặng nề nhất là sốc (sốc Dengue).Mặc dù khả năng nhiễm virus Dengue là như nhau nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao trở thành SXH như người đã bị nhiễm Dengue trước đó, chủng virut gây bệnh, trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ và người da trắng.Những dấu hiệu cảnh báoSau khi thâm nhập cơ thể, virus Dengue sẽ có thời gian nhân lên khoảng 5 – 7 ngày (thời kỳ ủ bệnh) trước khi các triệu chứng xuất hiện. Đầu tiên là hội những nhiễm virut không đặc hiệu: Sốt cao, đau mỏi khắp người, đau họng, viêm long đường hô hấp kèm theo các biểu hiện khác như viêm kết mạc, đau đầu, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy cấp. Giai đoạn này không có sự khác biệt gì nhiều giữa sốt Dengue thường và SXH (Dengue xuất huyết). Tuy nhiên, sau sốt cao khoảng 3 – 4 ngày, một số dấu hiệu chứng tỏ bệnh có thể diễn biến nặng lên như đột nhiên người bệnh cảm thấy mệt lả, vã mồ hôi lạnh kèm đau đầu dữ dội và nôn nhiều. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau dữ dội vùng gan kèm gan to dưới bờ sườn và làm xét nghiệm có men gan tăng rất cao. phongdich Sốt xuất huyết   những dấu hiệu nguy hiểm

Xuất huyết thường xảy ra khi bệnh nhân bắt đầu hết sốt nên cần chú ý dự phòng ở thời điểm này. Khi đang sốt cao, đột ngột hạ thân nhiệt xuống dưới 37oC là một dấu hiệu không tốt cho người bệnh. Các dấu hiệu như: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài phân đen, nôn ra máu), xuất huyết dưới da nên được phát hiện sớm. Dấu hiệu xuất huyết dưới da bao gồm các chấm xuất huyết trông như vết muỗi đốt (khi làm căng da xung quanh thì chấm xuất huyết không biến mất) hoặc những mảng bầm tím, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn.Các biểu hiện nặng nhất của bệnh đó là các triệu chứng của sốc như: Mạch nhanh nhỏ, da tái lạnh, huyết áp tụt… cũng hay xảy ra sau khi sốt giảm hoặc hết và song hành với mức độ xuất huyết cũng như mất dịch do thoát huyết tương. Suy hô hấp do tràn dịch, tràn máu màng phổi, chảy máu phổi hoặc bội nhiễm ở những ngày sau luôn là một dấu hiệu tiên lượng xấu cho bệnh nhân. Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, các xét nghiệm như số lượng tiểu cầu, xét nghiệm đông máu, chức năng gan thận, mức độ cô đặc máu… cũng cần được theo dõi sát sao để điều trị kịp thời.Làm gì khi bệnh nhân có dấu hiệu nặng? Khi bệnh nhân bị sốt có dấu hiệu nặng chứng tỏ có nguy cơ SXH như đã mô tả ở trên, ngay lập tức đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị sẽ được tiến hành. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch, truyền máu (hồng cầu hoặc tiểu cầu) để kiểm soát huyết áp, chống sốc cũng như các biện pháp hồi sức hô hấp, tuần hoàn khác. Ngoài ra, cũng cần chú ý đảm bảo nuôi dưỡng, cân bằng nước điện giải, chống nhiễm khuẩn thứ phát cho bệnh nhân. Tuyệt đối tránh dùng một số thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng chảy máu như Aspirin, một số thuốc kháng sinh có tác dụng phụ làm giảm tiểu cầu…
<

   Theo Suckhoe&doisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *